Cộng đoàn Phaolô: Buổi cầu nguyện cho luật sư Giuse Lê Quốc Quân

  • Share this:
Tối ngày 7 tháng 4 năm 2011, Cộng đoàn Phaolô đã tập trung về nhà thờ Làng Tám để cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân - Một người anh em của Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội.
post-title


Tôi viết và đưa những hình ảnh này lên, ắt hẳn sẽ có một số người, một số tập thể sẽ quan tâm xem chúng tôi đang làm gì? Chúng tôi có phải đang tụ tập để mưu tính việc gì không? Xin thưa: Hơn 30 anh em Cộng đoàn chúng tôi họp nhau lại là để CẦU NGUYỆN. Cầu nguyện cho anh Giuse Lê Quốc Quân và cho đất nước Việt Nam được phát triển, tôm giáo được tự do.
 



Từ trước đến nay ắt hẳn đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi, lo ngại việc làm tốt lành đó. Xin nói rõ những anh em chúng tôi lấy nước Thiên Chúa làm cùng đích, đối với chúng tôi Thiên Chúa là vị cha chung là của cuộc đời. Vì vậy khi có biến cố nào trong cuộc sống, hay gặp một sự việc nào xảy ra với mình, xảy ra với anh em. Chúng tôi đều cầu nguyện như một hình thức thưa chuyện với vị Cha chung của mình. Ở bài viết này tôi muốn đưa tin về một buổi sinh hoạt và cầu nguyện của Cộng đoàn Phaolo một Cộng đoàn nhỏ thuộc Cộng đoàn Vinh, đây là buổi cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân - một người thuộc Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội.



Bài viết này tôi cũng muốn mọi người hiểu thêm về cầu nguyện, về sức mạnh của lời cầu nguyện, đó là nhu cầu cần thiết của một người Công giáo. Qua đầy bạn sẽ hiểu ra rất nhiều điều, hiểu ra tại sao bây giờ người ta “khát” đời sống tâm linh như vậy. Nếu một con người mang trong mình tư tưởng vô thần hãy cảnh tĩnh lại, bạn hãy nhìn vào trong sâu thẳm tâm hồn xem thử có đúng không nhé, chắc các bạn cũng khao khát một đời sống tâm linh như chúng tôi thôi!

Sau đây là bài viết về ý nghĩa và sức mạnh của lời cầu nguyện trong đời sống tâm linh của người Kitô hữu:



SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN

Ðể hiểu sức mạnh của lời cầu nguyện, chúng ta phải hiểu: Cầu nguyện là gì? Tôi đọc một tờ báo công giáo ngoại quốc, và gặp ở mục hỏi đáp một câu rất hay về cầu nguyện. Ðại khái câu hỏi thế này: "Từ lâu con cầu nguyện với Chúa xin một Ơn, mà chẳng thấy Chúa ban cho. Khong biết Chúa có ở đó hay không? Hay là con cầu nguyện với một khoảng trống phi lí." Tôi nhớ câu trả lời của linh mục phụ trách như sau: "Một điều cần đầu tiên là điều cốt tủy mà bạn cần biết: Cầu nguyện là một ơn của Chúa."

Câu viết trên đọc lạ mắt, âm thanh lạ tai quá! Nhưng lại là một câu viết rất đúng về cầu nguyện. Theo định nghĩa cổ điển: cầu nguyện là nâng hồn lên với Chúa. Nói theo các nhà tu đức mới bây giờ: cầu nguyện là lúc con người gặp Thiên Chúa, cảm nghiệm sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa, lãnh nhận ý của Ngài trong lời Ngài nói thầm kín, đón tiếp sức mạnh của Ngài. Như vậy cầu nguyện đúng là ơn Chúa. Sự gặp gỡ đó chính là điểm hội tụ thân mật gần gũi với Chúa. Ngày từ thời xưa Abraham thật dễ thương: "Ông đứng ra xin tha lỗi cho thành Sôdôma và Gômôra, mặc cả với Chúa từ con số 50 người thành xuống 45, xuống 40, xuốngg 30, xuống 20 rồi xuống 10" (Kn.18:24-32). Kiểu Abraham nài nỉ với Chúa như thế, cho ta thấy rõ sự liên lạc mất thiết giữa Chúa và Abraham.

Vậy tình thân mật với Chúa là đích điểm của sự cầu nguyện, là sợi dây nối liền vào Chúa, qua đó đời sống tâm linh của ta được triển nở tốt đẹp hơn, cũng như bóng điện sáng được là nhờ nối liền với máy phát điện. Có một vị linh mục kia sống trong một trung tâm truyền giáo tại Phi Châu. Ở trung tâm có một máy phát điện nhỏ cung cấp điện cho nhà thờ và nhà xứ. Một hôm có mấy người dân địa phương tới thăm cha. Họ thấy bón điện treo thòng từ trần nhà xuống trong phòng ngài, và họ bỡ ngỡ hết sức , khi thấy ngài chỉ bật một nút nhỏ ở vách thì ngọn đèn đó sáng ngay. Thấy vậy, một người trong họ đã xin ngài một bóng đèn. Vị linh mục tưởng ông ta xin một bóng "đèn cháy" để về chơi, nên ngài lập tức đi lấy cái bóng đã hư đem ra cho ông ta. Ít lâu sau, vị linh mục đến thăm túp lều tranh của ông. Ngài hỏi xem ông ta dùng bóng điện đó làm gì, và ngài bỡ ngỡ khi thấy ông dùng giây thừng treo bóng điện đó lủng lẳng giữa nhà. Ngài buồn cười và cắt nghĩa cho ông ta hay bóng đèn chỉ có thể cháy sáng nếu được gắn liền với máy điện bằng một sợi giây điện. Nhiều lúc chúng ta cũng giống như ông nhà quê đó, treo lủng lẳng cái bóng điện mà không có ánh sáng, tức là các việc làm không cầu nguyện, không vì Chúa, không cắm vào Chúa.

Lời cầu nguyện là sợi dây chạm vào được sức mạnh của Chúa. Sức mạnh của Chúa giúp ta vượt thắng những trở ngại của cuộc sống và thay đổi chính mình. Chạm được sức mạnh thần linh rồi, lòng tin sẽ mạnh vì Chúa thường ban ơn cho những ai biết đặt trọn niềm tin nơi Ngài. Chúa Giêsu vẫn nhắc cho những người được ơn chữa khỏi bệnh tật, khỏi quỉ ám: "Ðức tin của con đã cứu con." được sức mạnh và ánh sáng Chúa soi dẫn, chúng ta sẽ nhận ra rằng: điều cần, và đem lại binh an là Nước Chúa, là sức mạnh nội tâm chứ không phải là những ơn đặc biệt theo ý riêng mình.

Câu chuyện sau đây chứng minh sức mạnh linh thiêng của lời cầu nguyện; Khi thánh Gioan Maria Vianey tới làng Ars nhỏ bé không mấy ai biết tới, một vài người mỉa mai nói với Ngài: "ở đây không có việc gì làm cả." Thánh nhân trả lời: "Như vậy là có mọi chuyện để làm rồi đó." Và Ngài làm ngay. Ngài đã làm gì?

Thức dậy từ 2 giờ sáng. Ngài đến cầu nguyện gần bàn thờ trong ngôi thánh đường tối tăm nhiều giờ. Tràng hạt trong tay, mắt chăm chú nhìn lên nhà Tạm. Với sự miệt mài cầu nguyện của thánh nhân, Chúa Giêsu và Ðức Mẹ Ðồng Trinh dần dần lôi kéo các tâm hồn đền giáo xứ nghèo nàn này, và ngôi nhà thờ nhỏ bé đã trở nên chật chội không đủ chứa đám đông. Nơi tòa giải tội của Cha Sở thánh chen chúc những hàng dài hối nhân không dứt.Cha sở thánh bắt buộc phải giải tội ttừ 10, 15 đến 18 giờ một ngày. Sự biến đổi đã xảy ra như thế nào? Từ một ngôi nhà thờ nghèo nàn, một bàn thờ tư lâu không dùng đến, một nhà Tạm bỏ trống, một tòa giải tội cũ kỹ và một linh mục kém tài bất lực, giờ đây, bộ mặt sinh hoạt của giáo xứ cũng như tâm hồn của các tín hữu đã hoàn toàn thay đổi. Nguyên nhân nào đưa đến sự thay đổi xứ Ars, đến nỗi hàng trăm ngàn, và có lẽ hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới kéo về đây. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm những biến đổi như thế: "Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có" (1 Cor.1:28). Ta phải hoàn toàn quy hướng về Ngài, qua sức mạnh của lời cầu nguyện, qua sức mạnh thần linh vô biên của phép Thánh Thể và chuỗi Mân Côi.

Mẹ Maria cũng dạy chúng ta đường đi tới nguồn là Cầu Nguyện. Thiếu cầu nguyện nội tâm chúng ta sẽ trống rỗng. Ngày nay, chúng ta cảm thấy quá bận rộn và không có giờ để cầu nguyện. Càng làm việc nhiều, càng không đủ thời giờ và khả năng để đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Chúng ta đã quên rằng Chúa là động lực biến đổi mọi sự.

"Ai biết cầu nguyện là biết sống." Ðó là câu chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng ta. Ước gì chúng ta luôn sống gắn bó mật thiết với Chúa qua sự cầu nguyện, là nguồn mạch ơn thánh và sức mạnh, để chúng ta cùng lớn lên trong đức tin và chung sức mở mang nước Chúa.

Sr Maria, LHC.


Giuse Trần Cương
 

Bình luận

Bạn phải đăng nhập để bình luận