Suy niệm về dịp gặp mặt đầu xuân của Cộng đoàn Vinh tại GX Văn Hạnh
Năm nay Cộng đoàn tụ họp về Giáo xứ Văn Hạnh, một Giáo xứ toàn tòng, với hơn 3000 giáo dân, với truyền thống đạo đức sốt mến, và nổi trội giữa thành phố với ngôi Thánh đường mới xây là niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh. Những ai tham dự chương trình, hay xem lại qua những hình ảnh chắc hẳn sẽ cảm nhận được buổi tĩnh tâm, gặp mặt đầu năm là một buổi lễ rực lửa tin yêu, ấm nồng tình đoàn kết và nhiều hoa quả tâm linh đã trổ sinh nơi những người tham dự. Những hoa quả tin yêu có lẽ gói gọn trong lời giảng của Cha Phêrô, linh mục quản xứ, quản Hạt Văn Hạnh.
Mở đầu bài giảng, Cha Phêrô nhấn mạnh đời sống TÂM LINH. Một người Kitô hữu phải xác quyết và ưu tiên đời sống tâm linh lên hàng đầu. Đặc biệt là sinh viên, là những người trẻ đang dần hình thành nhân cách, và tâm hồn. Đời sống tâm linh phải cần lưu tâm, nhất là trong thời đại hiện nay, có biết bao “đời sống” mới lạ đang mời gọi, hấp dẫn chúng ta xa rời đời sống tâm linh. Cha nhấn mạnh đến các hoạt động bề sâu trong tâm hồn cũng như bề ngoài qua các nghi thức tôn giáo. Bề sâu trong tâm hồn đó là đời sống chiêm niệm, suy ngẫm để hiểu các dấu chỉ của thời đại, để nhận biết được ý Chúa giữa đời sống hằng ngày, để biết được nên uốn nắn bản thân mình theo hướng nào. Còn bề ngoài, Cha rất khuyến khích các buổi tĩnh tâm, buổi cầu nguyện, nguyện ngắm, suy niệm lời Chúa và nhất là các Thánh lễ. Những hoạt động đó là lương thực nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Giữa cuộc sống hiện đại với biết bao công việc và những điều cần lo nghĩ, nhất là sinh viên, những người chưa xác định rõ ràng đường hướng của tương lai và biết bao mời gọi của cuộc sống, thật đáng trân trọng biết bao khi chúng ta biết bỏ đi những tất bật của cuộc sống để tìm về với Chúa trong các hoạt động.
Trong dịp tĩnh tâm gặp mặt, nổi trội nhất và dấu ấn sâu sắc nhất là thánh lễ và giờ cầu nguyện sốt sắng có sự tham dự của hơn 1000 người gồm sinh viên và giáo dân. Những lời kinh sốt mến, bài giảng chân tình, sâu sắc hay ánh nến rực sáng cả một khoảng trời làm những người tham dự được kéo về lại với đời sống tâm linh. Mỗi Kitô hữu, như có một dịp thuận tiện để ngay giây phút đầu xuân suy xét lại mình và định hướng cho con đường mỗi người sẽ tiếp bước trong năm mới.
Theo chiều dọc các tiêu chí hoạt động của Cộng đoàn, Cha Phêrô nhắc đến khía cạnh TRI THỨC. Tri thức là những tích góp, tìm tòi, sáng tạo của con người tác động vào thế giới khách quan hay nói đúng hơn là những chiêm niệm của con người về Thiên Chúa về công trình của Ngài và những gợi mở của Ngài về thực tại đến con người. Cha Phêrô xác quyết, mỗi người Kitô hữu phải có tri thức, phải có tri thức để hiểu về Thiên Chúa, phải có tri thức để hiểu về mọi người và hiểu về bản ngã của mình để từ đó nhận diện được con đường sẽ đi trên của cuộc lữ hành trần thế về quê trời.
Cha cũng nhận xét rằng muốn có tri thức trong thời nay quả là phải bỏ ra cái giá rất đắt, theo nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Để có tri thức, mỗi người trẻ phải miệt mài ngày tháng bên đèn sách, để có tri thức mỗi người phải bỏ ra cả cuộc đời để trải nghiệm, kinh nghiệm. Để có tri thức, con người phải lờ đi những mưu cầu vật chất khác.
Trong thời hiện nay, tri thức giả được “mua, bán” với cái giá rất cao. Họ có thể dùng tiền và dùng quyền để mua lấy một tấm bằng đỏ chót.
Cha cũng nhắc nhở sinh viên, hay những người trẻ phải luôn tỉnh táo để nhận ra đâu là tri thức đích thực. Sống dưới một đất nước có tư tưởng vô thần, mỗi người chúng ta nhất là những người trẻ dễ bị “tẩy não” bởi tư tưởng vô thần, tư tưởng đã cướp đi không biết bao linh hồn.
Trong buổi gặp mặt đầu năm mỗi người cũng ấn tượng với những sáng tạo của sinh viên Cộng đoàn, cũng như giới trẻ, hay thiếu nhi của Giáo xứ Văn Hạnh. Trong dịp này, Thánh lễ sốt sắng, giờ suy tôn thánh giá, hay các hoạt động khác như là những tinh túy từ biết bao đầu óc và bàn tay của các bạn trẻ viết lên những hoạt động ngợi ca Thiên Chúa.
Điều cuối cùng cha Phêrô nhấn mạnh là NỐI KẾT. Đó là một vấn để mấu chốt trong các hoạt động của một tổ chức. Nối kết là tiên quyết cho một tập thể hoạt động có chiều sâu và dễ phát triển. Trong tình yêu Kitô giáo việc nối kết mọi con chiên lại với nhau về một mối là một điều rất quan trọng vì có kết nối được thì yêu thương mới trổ sinh được.
Cha nhấn mạnh việc nối kết những người xa quê, nhất là các bạn sinh viên xa nhà lại với nhau. Vì như vậy chúng ta sẽ hình thành được một tập thể để có thể giúp đỡ, chia sẽ, cảm thông và hiệp thông trong tình yêu của Chúa Kitô.
Trong dịp tĩnh tâm này sự hiệp thông được thể hiện qua hơn 1000 người tham dự. Không những có sự hiện diện của các bạn sinh viên con cái Giáo phận Vinh tại Hà Nội, giới trẻ giáo xứ Văn Hạnh, mà còn có sự hiện diện của các bạn sinh viên học tập ở quê nhà, của đông đảo bà con giáo dân, các hội đoàn của giáo xứ và các bạn trẻ ở xứ lân cận như Tĩnh Giang, Chân Thành, An Nhiên… tham dự. Điều đó cho thấy sự kết nối qua sợi dây Đức tin được thể hiện. Thánh lễ kết nối mọi người lại trong tình yêu Chúa Giêsu, nghi thức suy tôn thánh giá kết nối mọi người trong mầu nhiệm phục sinh, ánh lửa bừng cháy ấm áp trong nghi thức lửa trại như nối kết mọi người lại trong lửa mến yêu xóa tan đi bóng tối và ma quỷ, hoạt động thăm, chúc tết những gia đình có hoàn cảnh khó khăn như nối kết mọi người lại trong tình liên đới Kitô hữu.
Hình ảnh đẹp nhất trong dịp tĩnh tâm, gặp mặt và có lẽ phải nói đến trong lịch sử nhân loại là hình tượng cây thập giá. Một hình ảnh vĩ đại xuyên suốt, biểu hiện rõ rệt các giá trị tâm linh. Thánh giá Chúa trở nên cao đẹp, vĩ đại vì đó không phải là một hình tượng, nhưng đó là tình yêu, tình yêu cùa Thiên Chúa thể hiện qua cây Thánh giá. Nơi THÁNH GIÁ các giá trị TÂM LINH được phổ quát. Nơi CÂY THÁNH GIÁ mọi tri thức của nhân loại được tụ hội để mong tìm ra nguồn gốc của ơn cứu độ. Cánh tay Chúa Giêsu giang ra trên CÂY THÁNH GIÁ ôm ấp, nối kết mọi người trên thế giới này về một mối trong tình yêu của Thiên Chúa.
Cảm tạ Thiên Chúa vì một dịp đầy hồng phúc, để qua đó con được kết nối với mọi người, dùng hết mọi tri thức đi trên con đường tâm linh mà Chúa đã dạy để tìm được hạnh phúc Thiên đường.
Mở đầu bài giảng, Cha Phêrô nhấn mạnh đời sống TÂM LINH. Một người Kitô hữu phải xác quyết và ưu tiên đời sống tâm linh lên hàng đầu. Đặc biệt là sinh viên, là những người trẻ đang dần hình thành nhân cách, và tâm hồn. Đời sống tâm linh phải cần lưu tâm, nhất là trong thời đại hiện nay, có biết bao “đời sống” mới lạ đang mời gọi, hấp dẫn chúng ta xa rời đời sống tâm linh. Cha nhấn mạnh đến các hoạt động bề sâu trong tâm hồn cũng như bề ngoài qua các nghi thức tôn giáo. Bề sâu trong tâm hồn đó là đời sống chiêm niệm, suy ngẫm để hiểu các dấu chỉ của thời đại, để nhận biết được ý Chúa giữa đời sống hằng ngày, để biết được nên uốn nắn bản thân mình theo hướng nào. Còn bề ngoài, Cha rất khuyến khích các buổi tĩnh tâm, buổi cầu nguyện, nguyện ngắm, suy niệm lời Chúa và nhất là các Thánh lễ. Những hoạt động đó là lương thực nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Giữa cuộc sống hiện đại với biết bao công việc và những điều cần lo nghĩ, nhất là sinh viên, những người chưa xác định rõ ràng đường hướng của tương lai và biết bao mời gọi của cuộc sống, thật đáng trân trọng biết bao khi chúng ta biết bỏ đi những tất bật của cuộc sống để tìm về với Chúa trong các hoạt động.
Trong dịp tĩnh tâm gặp mặt, nổi trội nhất và dấu ấn sâu sắc nhất là thánh lễ và giờ cầu nguyện sốt sắng có sự tham dự của hơn 1000 người gồm sinh viên và giáo dân. Những lời kinh sốt mến, bài giảng chân tình, sâu sắc hay ánh nến rực sáng cả một khoảng trời làm những người tham dự được kéo về lại với đời sống tâm linh. Mỗi Kitô hữu, như có một dịp thuận tiện để ngay giây phút đầu xuân suy xét lại mình và định hướng cho con đường mỗi người sẽ tiếp bước trong năm mới.
Theo chiều dọc các tiêu chí hoạt động của Cộng đoàn, Cha Phêrô nhắc đến khía cạnh TRI THỨC. Tri thức là những tích góp, tìm tòi, sáng tạo của con người tác động vào thế giới khách quan hay nói đúng hơn là những chiêm niệm của con người về Thiên Chúa về công trình của Ngài và những gợi mở của Ngài về thực tại đến con người. Cha Phêrô xác quyết, mỗi người Kitô hữu phải có tri thức, phải có tri thức để hiểu về Thiên Chúa, phải có tri thức để hiểu về mọi người và hiểu về bản ngã của mình để từ đó nhận diện được con đường sẽ đi trên của cuộc lữ hành trần thế về quê trời.
Cha cũng nhận xét rằng muốn có tri thức trong thời nay quả là phải bỏ ra cái giá rất đắt, theo nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Để có tri thức, mỗi người trẻ phải miệt mài ngày tháng bên đèn sách, để có tri thức mỗi người phải bỏ ra cả cuộc đời để trải nghiệm, kinh nghiệm. Để có tri thức, con người phải lờ đi những mưu cầu vật chất khác.
Trong thời hiện nay, tri thức giả được “mua, bán” với cái giá rất cao. Họ có thể dùng tiền và dùng quyền để mua lấy một tấm bằng đỏ chót.
Cha cũng nhắc nhở sinh viên, hay những người trẻ phải luôn tỉnh táo để nhận ra đâu là tri thức đích thực. Sống dưới một đất nước có tư tưởng vô thần, mỗi người chúng ta nhất là những người trẻ dễ bị “tẩy não” bởi tư tưởng vô thần, tư tưởng đã cướp đi không biết bao linh hồn.
Trong buổi gặp mặt đầu năm mỗi người cũng ấn tượng với những sáng tạo của sinh viên Cộng đoàn, cũng như giới trẻ, hay thiếu nhi của Giáo xứ Văn Hạnh. Trong dịp này, Thánh lễ sốt sắng, giờ suy tôn thánh giá, hay các hoạt động khác như là những tinh túy từ biết bao đầu óc và bàn tay của các bạn trẻ viết lên những hoạt động ngợi ca Thiên Chúa.
Điều cuối cùng cha Phêrô nhấn mạnh là NỐI KẾT. Đó là một vấn để mấu chốt trong các hoạt động của một tổ chức. Nối kết là tiên quyết cho một tập thể hoạt động có chiều sâu và dễ phát triển. Trong tình yêu Kitô giáo việc nối kết mọi con chiên lại với nhau về một mối là một điều rất quan trọng vì có kết nối được thì yêu thương mới trổ sinh được.
Cha nhấn mạnh việc nối kết những người xa quê, nhất là các bạn sinh viên xa nhà lại với nhau. Vì như vậy chúng ta sẽ hình thành được một tập thể để có thể giúp đỡ, chia sẽ, cảm thông và hiệp thông trong tình yêu của Chúa Kitô.
Trong dịp tĩnh tâm này sự hiệp thông được thể hiện qua hơn 1000 người tham dự. Không những có sự hiện diện của các bạn sinh viên con cái Giáo phận Vinh tại Hà Nội, giới trẻ giáo xứ Văn Hạnh, mà còn có sự hiện diện của các bạn sinh viên học tập ở quê nhà, của đông đảo bà con giáo dân, các hội đoàn của giáo xứ và các bạn trẻ ở xứ lân cận như Tĩnh Giang, Chân Thành, An Nhiên… tham dự. Điều đó cho thấy sự kết nối qua sợi dây Đức tin được thể hiện. Thánh lễ kết nối mọi người lại trong tình yêu Chúa Giêsu, nghi thức suy tôn thánh giá kết nối mọi người trong mầu nhiệm phục sinh, ánh lửa bừng cháy ấm áp trong nghi thức lửa trại như nối kết mọi người lại trong lửa mến yêu xóa tan đi bóng tối và ma quỷ, hoạt động thăm, chúc tết những gia đình có hoàn cảnh khó khăn như nối kết mọi người lại trong tình liên đới Kitô hữu.
Hình ảnh đẹp nhất trong dịp tĩnh tâm, gặp mặt và có lẽ phải nói đến trong lịch sử nhân loại là hình tượng cây thập giá. Một hình ảnh vĩ đại xuyên suốt, biểu hiện rõ rệt các giá trị tâm linh. Thánh giá Chúa trở nên cao đẹp, vĩ đại vì đó không phải là một hình tượng, nhưng đó là tình yêu, tình yêu cùa Thiên Chúa thể hiện qua cây Thánh giá. Nơi THÁNH GIÁ các giá trị TÂM LINH được phổ quát. Nơi CÂY THÁNH GIÁ mọi tri thức của nhân loại được tụ hội để mong tìm ra nguồn gốc của ơn cứu độ. Cánh tay Chúa Giêsu giang ra trên CÂY THÁNH GIÁ ôm ấp, nối kết mọi người trên thế giới này về một mối trong tình yêu của Thiên Chúa.
Cảm tạ Thiên Chúa vì một dịp đầy hồng phúc, để qua đó con được kết nối với mọi người, dùng hết mọi tri thức đi trên con đường tâm linh mà Chúa đã dạy để tìm được hạnh phúc Thiên đường.
Hà Tĩnh, ngày 10/2/2011
Giuse Trần Cương
Giuse Trần Cương
Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận